Thứ Năm, 8 tháng 10, 2009

Thông tin kỹ huật!









(Sau khi nghiên cứu và đi thực tế chữa bệnh cho hơn 400ha tại Campuchia và một số tỉnh Tây Nguyên của nước ta, các Giáo Sư khoa Nông Nghiệp trường Đại Học Cần Thơ đã chữa trị thành công và phòng ngừa được các bệnh thường gặp cho cây Paulownia).

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2009

GIỚI THIỆU VỀ CÂY PAULOWNIA VÀ KỸ THUẬT TRỒNG

I. Giới thiệu cây Paulownia:
Cây Hông có tên khoa học là (Paulownia fortunei) là một trong chín loài cây gỗ thuộc chi Paulownia họ hoa mõm chó Ssrophula riaceae (và chỉ có một loài này có thể sống và phát triển tốt với khí hậu và thổ nhưỡng Việt Nam). Cây này thuộc loài cây gỗ lớn lá rộng phân bố tự nhiên ở Trung Quốc và một số tỉnh ở miền núi Việt Nam.
Paulownia là loài cây được mệnh danh là loài cây "chiến lược" của thế kỷ 21. Chúng được trông đợi như một loài cây giúp phục hồi nhanh chóng những cánh rừng đã bị tàn phá trên thế giới. Một loài cây dễ trồng, dễ sống, lớn nhanh, có giá trị về nhiều mặt, trong đó quan trọng nhất là cho được loại gỗ quý. Hông thay lá vào mùa đông, lá dễ phân giải, rễ phân bố sâu 30 - 40cm d­ưới mặt đất nên ít cạnh tranh các loài cây ngắn ngày, thích hợp trồng xen với các cây nông nghiệp, cây ăn qủa. Gỗ Hông rất quý- nhẹ, sáng màu, mềm mịn, ít cong vênh, bền, ít biến dạng, chống mối mọt, cách âm, cách nhiệt tốt.

Cây Paulownia 4 năm tuổi ở Đăk Mil – Đăk Nông

Chúng phân bố tự nhiên ở các vùng có độ cao 300 - 1।000m của các tỉnh phía Bắc như Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hoà Bình… Trong dân gian, loài cây này được gọi là cây pháo đồng, cây bao đồng, cây ngô đồng hay là cây hông. Theo một tài liệu, do đồng bào một số tỉnh miền núi phía Bắc sử dụng gỗ cây này để làm chõ hong xôi nên cây có cái tên được gọi trại ra là cây hông.
Do có nhiều đặc tính ư­u việt nên Hông đã được chú ý nghiên cứu, phát triển ở nhiều nước như­ ở Trung Quốc đã được trồng khoảng gần 1 triệu ha. Một số n­ước khác như­ Mỹ, úc gần đây cũng đã chú ý nghiên cứu phát triển loài cây này. Tại Việt Nam Hông mới được thử nghiệm gây trồng mấy năm gần đây. Cây sinh trư­ởng khá nhanh trong những năm đầu và cho thấy có tiềm năng phát triển rộng cho mục đích trồng rừng nguyên liệu và tạo cảnh quan môi tr­ường.
Hông cũng là một cây sống lâu năm nên cũng đư­ợc sử dụng trong mục đích trồng rừng phòng hộ. Trong tự nhiên nó thư­ờng phân bố xen với một số loài cây tiên phong và trồng với một số loài cây khác như­ tre, mỡ, cây ăn qủa, cây nông nghiệp, trồng làm cây che bóng cho chè, cà phê... Ngoài ra còn có thể trồng Hông như­ là một loài cây lá rộng bản địa khác.
Hơn cả…bạch đàn:
Paulownia được mệnh danh là "nhà vô địch về mọc nhanh". Paulownia là loài cây gỗ lớn, mọc nhanh, tán lá rộng, nhiều cành, lá thưa, ưa sáng. Chúng không kén đất, chỉ cần đất xốp, dễ thoát nước, đặc biệt thích hợp vùng đồi không ngập nước. Trong điều kiện bình thường, mỗi năm cây có thể tăng trưởng 3 – 4 cm đường kính, về thể tích tăng 0,04 - 0,05 m3 . Nghĩa là sau 10 năm, một cây bình thường có thể có đường kính 0,5 m . Đó là chưa kể trong điều kiện tối ưu, cây có khả năng tăng trưởng 8 – 9 cm/năm và thể tích tăng 0,15 - 0,2 m3/năm. Năm 2003, Chi cục kiểm lâm tỉnh Phú Thọ đã trồng thử nghiệm một số cây hông tại huyện Thanh Sơn. Một số cây trồng tại vườn quốc gia Xuân Sơn, chỉ sau 18 tháng, đường kính đã đạt 16 – 22 cm, cao đến 7 – 8 m. So với các loài được xem là tăng trưởng nhanh nhất hiện nay như bạch đàn, keo lai, cây hông có mức độ tăng trưởng vượt xa.
Tăng trưởng nhanh, thế nhưng paulownia không "đơn điệu" về giá trị và "thiếu thân thiện" với môi trường như bạch đàn। Chúng là loài "đa giá trị". Trước hết là gỗ. Paulownia trồng ba năm đã có thể khai thác gỗ làm các loại giấy cao cấp, như giấy in tiền. Paulownia trồng 9 năm cho gỗ quý hơn gỗ pơ mu, do gỗ cứng, nhẹ, không cong vênh, nứt nẻ khi nhiệt độ thay đổi, vân mịn đẹp, lại chịu nhiệt cao. Do chỉ cháy khi nhiệt độ trên 400 độ, nên người ta có thể trồng các loài paulownia thành những "đường băng xanh" chống cháy rừng. Lá của chúng do có nhiều lông nên có tác dụng lọc bụi, khói, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cả lá và hoa đều có hàm lượng đạm cao nên có khả năng được dùng làm thức ăn gia súc, tăng độ phì nhiêu cho đất. Chính những đặc tính này mà chúng còn được trồng xen với các loại hoa màu như cây chè, đậu, ngô… Hoa chứa nhiều mật, có thể phát triển nghề nuôi ong.

II. Một dự án phát triển rừng:
Tiến sĩ Thái Quang Trung, điều phối viên khu vực Đông Nam Á của tổ chức Hanns Seidel Foundation, Cộng hoà liên bang Đức, đang có một dự án đưa cây paulownia thành một loại cây ưu tiên trong việc tái trồng rừng tại Việt Nam. Mục tiêu của dự án là dốc toàn lực để biến Việt Nam thành "địa bàn" của loài cây này ở Đông Nam Á, với diện tích từ 5 - 10 triệu hecta trong vòng 5 - 10 năm nữa.
Mục tiêu trước mắt là việc nghiên cứu tạo ra giống cây thích hợp với thổ nhưỡng Việt Nam, có khả năng kháng sâu bệnh cao. Một trung tâm nghiên cứu ứng dụng được xây dựng để phục vụ việc trồng đại trà loài cây này. Nghiên cứu sâu tạo những giống cây có chất lượng gỗ tốt, những cây cho ra những thảo dược tốt, thích hợp với những cây trồng xen. Dự án chỉ phát triển trên địa bàn cả nước sau khi thử nghiệm trồng thành công. Phải có tư vấn nước ngoài trong giai đoạn thí điểm để có thể nhanh chóng tạo ra giống cây tốt nhất. Xây dựng đội ngũ chuyên viên có kiến thức sâu về cây paulownia để phục vụ cho việc trồng thử nghiệm và phát triển trên địa bàn cả nước. Khoán diện tích trồng và chỉ tiêu. Cần có những quy định rõ ràng về việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc cây cho từng hộ gia đình trên địa bàn trồng cây paulownia…
Với paulownia, một tương lai màu xanh cho những cánh rừng Việt Nam…

III. Công dụng cây Paulownia:
Khó mà kể cho hết những ứng dụng của cây Hông trong đời sống hiện nay bởi nó tổng hợp được nhiều tính năng đặc biệt. Kể từ khi nó được biết đến với giá trị cao, lĩnh vực sử dụng mới đối với gỗ hông không ngừng được phát hiện.
Gỗ Hông đã được sử dụng trong công nghệ đúc, tủ bàn, veneers, hay nội thất và đặc biệt dùng trong chế tác nhạc cụ. Cho đến nay gỗ hông được người ta chọn dùng ở những nơi mà tính trọng lượng nhẹ là một yếu tố vô cùng quan trọng như các công trình trên biển, nội thất máy bay, xe tải, tàu hoả, tàu tốc độ cao, xe bus .v.v.
Tất cả các loại phương tiện vận chuyển đều cần một loại gỗ nhẹ nhưng chắc và ngành này đã được hưởng những lợi ích từ cây gỗ Hông.
Gỗ cây Hông cũng đã có mặt trong lĩnh vực chế tạo thuyền đua công thức 1 và 2, đó là lĩnh vực mà trọng lượng nhẹ và sức bền vật liệu được nhà sản xuất chế tạo đưa lên hàng đầu, nó đòi hỏi thân thuyền đua có sức bền như thân máy bay hay thân thuyền lớn như trước đây người ta đã dùng với loại gỗ Balsa nhưng không như gỗ Balsa gỗ cây Hông không bị ngấm nước làm nặng thêm thân tàu thuyền và đặc biệt dễ dàng đóng đinh hay bắt vis mà không bị nứt nẻ.

MẶT CẮT DỌC PHẦN THỊT CÂY PAULOWNIA
(Chụp qua kính hiển vi điện tử)

MẶT CẮT DỌC PHẦN LÕI CÂY PAULOWNIA
(Chụp qua kính hiển vi điện tử)
Với kết cấu sớ gỗ như thế này, lý giải tại sao gỗ Paulownia nhẹ và chắc


Điểm qua một vài tính năng và ứng dụng trên các bạn cũng có thể hình dung cây Hông đã được sử dụng vào những mục đích rất rộng và hữu ích.
Nếu trên đời này có cái gì đó mà càng ngày càng hiếm đi thì chắc chắn rằng đó là rừng và gỗ. Với tính chất lớn nhanh, nhẹ, nước không thấm, đốt không cháy (phải trên 4000C) chắc và đẹp như cây Paulownia thì nó đúng xứng danh như người ta xưng tụng là loài cây cứu rừng của thế kỷ 21.
IV. Phương án và mật độ trồng:
Tùy theo mục đích, điều kiện, có thể trồng theo những phương án khác nhau:
1. Mục đích trồng làm nguyên liệu giấy:
1 Ha trồng 1600 cây, cây cách cây 2.5m, hàng cách hàng 2.5m, sau 3 năm thu họach đợt 1 (chặt tòan bộ rồi chăm sóc cho chồi mọc lên, mỗi gốc chỉ để 1 chồi). Ba năm sau thu họach đợt hai (chặt tòan bộ rồi chăm bón cho chồi mọc lên và phát triển). Cứ như vậy 3 năm khai thác 1 lần, cho tới khi chặt đủ 4 lần = 12 năm mới phải đào gốc trồng lại.
2. Mục đích trồng lấy gỗ cứng và trồng xen canh:
Trên các đồi đã và đang trồng chè, dứa hoặc ngô, đậu … ta trồng xen cây Paulownia, cứ 5m một cây, 1 Ha có thể trồng xen được 400 cây. Sau 9 năm mới khai thác 400 cây này và thu được hàng nghìn mét vuông gỗ quý (mỗi cây khỏang 2.4 m3 gỗ). Sau khi khai thác, chồi mọc lên, ta tỉa đi chỉ để lại mỗi gốc 1 chỗi, 9 năm sau lại được khai thác lần thứ hai, cứ như vậy khai thác được 4 lần = 36 năm mới phải đào gốc trồng lại.
3. Mục đích đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế:

Trồng Paulownia với mục đính hiệu quả kinh tế cao



Trồng cây cách cây 2।5m, hàng cách hàng 2।5m, do đó 1ha trồng 1600 cây (phương án A-3-d), sau 3 năm chặt tỉa thưa 1200 cây, để lại 400 cậy (cây cách cây 5m, hàng cách hàng 5m)। Bón phân, chăm sóc cho cây nảy chồi, mỗi gốc chỉ để lại 1 chồi, sau ba năm khai thác lần hai, tiếp tục như vậy ba năm sau khai thác lần thứ 3। đến lần này 400 cây để lại đã có 9 năm tuổi, có thể khai thác cùng luôn tất cả, do đó nguồn thu rất lớn। Tiền thu được sau 9 năm trồng cao gấp 80।6 lần vốn ban đầu bỏ ra।
4. Có thể trồng Hông với chức năng phòng hộ, che bóng cho cây khác theo các phư­ơng thức sau:
Trồng Hông xen Mỡ, hoặc Trám theo hàng, mật độ 1।100 cây/ha trong đó : Hông 550 cây, cây khác 550, cự ly trồng 3m x 3m.

Xen canh Paulownia với cafe và tiêu

Trồng Hông xen Luồng : Luồng 200 cây/ha (cự ly 10m x 5m) giữa 2 hàng Luồng trồng 1 hàng Hông, cự ly hàng 10m, cây cách cây 2,5m (400 cây/ha), mật độ chung 600 cây/ha.Để tạo cảnh quan phòng hộ cho cây nông nghiệp trồng theo hàng cự ly 10m, 20m, 30m trên hàng trồng cây cách cây 2,5m cứ 1 cây Hông 1 cây bản địa khác (ứng với mật độ 400 cây, 133 cây/ha). Phư­ơng thức này áp dụng cho vùng đất thấp gần khu dân cư­, khu công nghiệp để cải thiện môi tr­ờng sống mà vẫn canh tác nông nghiệp như­ lạc, ngô, đỗ..
Để tạo môi trư­ờng làm việc và tạo môi trư­ờng che bóng thích hợp cho chè góp phần tăng năng suất, có thể trồng Hông trên nư­ơng chè rải đều với mật độ 100 cây/ha. Phương thúc này giúp cho chè ra búp tốt hơn và không ảnh h­ưởng đến chất lượng chè, tăng khả năng phòng hộ cho các đồi chè.
Tuy nhiên chú ý: Muốn đạt được kết quả này, phải có các điều kiện sau:
a. Cây giống chuẩn: Cây giống phải được ươm tạo từ hạt giống đặc chủng.
b. Ươm tạo bằng phương pháp đặc biệt: Ươm hạt trên các thiết bị chuyên dùng, để thuần hóa hạt từ từ và đưa tố chất cần thiết giúp hạt khỏe, kháng bệnh tốt và trương đều. Như vậy thì mới nẩy, cây đã mập khỏe, lớn nhanh, chất lượng tốt.
c. Trồng thâm canh theo đúng công nghệ và mật độ tiêu chuẩn.


V. Kỷ thuật trồng cây Paulownia:
1. Điều kiện gieo trồng:
Hông là loài cây ư­a ẩm cho nên có thể trồng Hông ở các khu vực có l­ượng m­ưa 1400 ly trở lên, có độ cao so với mặt n­ước biển từ­ 300 - 1500 mét.
Đất trồng Hông phải đảm bảo một số yêu cầu nh­ư sau :
Đất còn tư­ơng đối tốt, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tầng đất dầy trên 50cm, tơi xốp khả năng thấm và thoát nư­ớc tốt.
Không trồng Hông ở nơi đất chặt bí, có thời gian úng n­ớc, đất đã thoái hóa trống trọc, trơ sỏi đá.
2. Kỹ thuật trồng:
Paulownia là mẫu mực cho thâm canh cây rừng, là một cây chịu phân, tức là ưa được bón phân và hiệu quả chuyển hoá phân bón thành sinh khối rất cao. Trong năm đầu tiên phân hữu cơ đóng một vai trò quan trọng. Trong những năm tiếp theo thì phân khoáng ngày càng trở nên quan trọng. Tốt nhất là bón phân mỗi tháng một lần trong mùa mưa. Tuy nhiên cũng có thể bón 2 lần vào đầu và vào gần cuối mùa mưa. Đối với cây trồng quảng canh có thể cho 100gr phân vào bịch nilon có đục 2 lỗ khoảng 5mm cho phân tan chậm bón cùng lúc trồng cây.
Paulownia có lá ngọt, phân huỷ rất nhanh: Do đó là nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho chính nó và một số cây trồng xen canh, nhưng nó lại rất được bọ rầy ưa chuộng. Nếu không phun thuốc trị rầy thì điều chắc chắn là sẽ không có hiệu quả đầu tư.
Xử lý thực bì:
Hông là loài cây ư­a sáng cực đoan, do vậy dù áp dụng ph­ơng pháp thức trồng nào việc xử lý thực bì cũng là yếu tố phải coi trọng. Cần đảm bảo sau khi trồng không bị loài khác che bóng. Tốt nhất là phát thực bì toàn diện kết hợp trồng các cây nông nghiệp trong những năm đầu.
Đào hố và bón phân:
Đánh dấu các hố sẽ đào cho thẳng hàng và đúng khỏang càch như trong dự án, sau đó mới tiến hành đào hố:
Đào hố: Tùy theo chất lượng của đất mà kích thước đào có sai khác nhau chút ít.
Đất – bình thường: 60 x 60 x 60 cm (hố vuông mỗi cạnh 60 cm và sâu 60 cm) cũng có thể đào hố tròn có đường kính 65 cm, sâu 60 cm.
Đất xấu và rắn: 70 x 70 x 70 cm (hố vuông mỗi cạnh 70 cm và sâu 70 cm) hoặc hố tròn có đường kính 75 cm, sâu 70 cm
Trộn phân (bón lót): Đào xong, để đất hả vài ba ngày sau đó trộn đều phân vào đất, với số lượng phân tạm tính theo bảng dự toán trồng (có kèm theo hồ sơ này),và để ủ nguyên trong vài ngày là có thể đem cây ra trồng.
Thời vụ trồng cây:
Ở miền Bắc tốt nhất trồng vào vụ xuân. Không nên trồng vào vụ thu cây sẽ mất một mùa sinh trư­ởng và năm sau cũng phát triển kém. Miền Trung và Tây nguyên do mùa mư­a chậm hơn cho nên Hông đ­ược tiến hành trồng cùng thời điểm vơí một số loại cây trồng khác trong thời gian đầu mùa mư­a hàng năm.
Kỹ thuật trồng:
Cây trồng đủ tiêu chuẩn qui định, không trồng cây qúa lớn..
Trư­ớc khi đem trồng phải tư­ới đủ ẩm cho bầu. Trồng cây vào những ngày mư­a khi hố đủ ẩm. Khi trồng chú ý lèn chặt đất xung quanh bầu đến ngang cổ rễ phủ thêm một lớp đất xốp lên cao hơn cổ rễ 2 - 3cm.Cần chú ý khi trồng không làm cong, gấp các rễ thò ra ngoài bầu và phải xé bỏ bầu polyetylen.
Sau khi trồng 10 - 15 ngày tiến hành trồng dăm các cây chết.
3. Chăm sóc và bảo vệ:
Chăm sóc lần thứ nhất:
Ba tháng sau khi trồng tiến hành chăm sóc lần thứ nhất. Xới nhẹ xung quanh gốc sâu 7 - 10cm thành vòng tròn đ­ường kính 90 - 100cm. Nhặt hết cỏ rác, phát hết cành nhánh cây bụi xung quanh có ảnh h­ưỏng đến cây trồng. Trong lần chăm sóc này bón thúc cho cây 50 - 100g NPK hoặc 30g urê. Xới nhẹ một vòng cách gốc 20 - 30cm sâu 10cm. Rải đều phân vào rãnh và lấp đất bằng đất mặt. Bón thúc vào những ngày râm mát, sau những ngày mư­a đất ẩm.
Chăm sóc lần thứ hai:
Cuối mùa mư­a tiến hành chăm sóc lần thức hai (6 - 7 tháng sau khi trồng). Nội dung gồm xới vun gốc, cắt đứt các loại dây leo bám vào cây trồng, tỉa bớt các cành gần gốc để tạo đoạn thân d­ới cành dài và thẳng.
Sang năm thứ 2, thứ 3 tùy theo tình hình phát triển của cây bụi cỏ dại tiến hành chăm sóc 2 - 3 lần. Nội dung chăm sóc nh­ư năm thứ nhất nh­ưng mở rộng phạm vi xới xáo thành vòng tròn đư­ờng kính 1 - 1,2 mét quanh hồ.
Bảo vệ:
Cây trồng cần bảo vệ tốt ngay những ngày đầu। Cây Hông rất mềm dễ bị gãy nên tuyệt đối không để trâu bò vào khu vực trồng trong 1 - 2 năm đầu và ngăn chặn các hành vi vô ý thức của ngư­ời như­ bẻ ngọn, phát cành nhanh.

VI.Những chú ý quan trọng:
- Bộ rễ là quan trọng nhất, do đó:
1. Trong mọi trường hợp (vận chuyển, hoặc khi đem trồng …) không được để vỡ bầu đất, nếu vỡ chắc chắn cây chết.
2. Nếu rễ đâm ra ngòai vỏ bầu, phải giữ cẩn thận không làm dập rễ hoặc đứt rễ, nếu đứt hoặc dập rễ, cây sẽ không phát triển tốt được.
3. Không được trồng cây ở chỗ trũng, úng nước, thấp …
- Không trồng cây Hông trên đất gò đồi khô cằn, thiếu nước.
Trong 3 ÷ 4 tháng đầu khi mới trồng, mỗi tháng cây phải cao thêm 1m mới là đúng kĩ thuật.
Rất mong các bạn trồng đúng kỹ thuật trên.


Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Mr Hưng: ĐT : 0919 556 220
Email :
henryvtruong@yahoo।com
Mr Hùng: ĐT : 0938 707 868
Email :
manhung1202@yahoo।com

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2009

HỢP TÁC ĐẦU TƯ VIỄN ĐÔNG – ĐH CẦN THƠ
Ngày 15/08/2009, tại Thành phố Cần Thơ đã diễn ra lễ ký thỏa thuận bàn giao kỹ thuật và giống cây lâm nghiệp Paulownia giữa Trường Đại học Cần Thơ và Công ty Cổ phần Giấy Viễn Đông. Hình 1: Lễ ký chuyển giao kỹ thuật và giống cây Paulownia
tại Trường ĐH Cần Thơ ngày 15/08/2009


Cây Paulownia là giống cây cho gỗ rất nhẹ, nhưng thân gỗ cứng và chịu lực cao cùng với khả năng chống cháy tốt lên đến 477oC (University of Texas). Gỗ cây Paulownia được dùng làm du thuyền, đồ trang trí nội thất cao cấp và bột gỗ Paulownia được dùng để in tiền giấy. Thời gian qua, các chuyên gia nông nghiệp của Đại Học Cần Thơ đã tiến hành thử nghiệm và gieo trồng thành công giống cây có giá trị kinh tế cao này trong môi trường thổ nhưỡng và khí hậu tự nhiện ở khu vực miền Nam và các tỉnh ĐBSCL.
Theo thỏa thuận, sau lễ bàn giao kỹ thuật và chuyển giao cây giống Paulownia, Trường Đại học Cần Thơ sẽ tiếp tục cử chuyên gia hỗ trơ Công ty Cổ phần Giấy Viễn Đông chọn lựa những địa phương công ty có tham gia đầu tư tài chính, tiến hành trồng thử nghiệm và phát triển cây Paulownia trên diện tích lớn. Nếu làm đúng theo qui trình đầu tư, từ 3 đến 5 năm có thể thu hoạch gỗ Paulownia cho việc chế biến thành phẩm, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2009

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2009

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2009

Những bài báo nói về cây Paulownia!

Cây PAULOWNIA bám rễ trên đất Lâm Đồng
(19/08/07) (Theo bao dien tu Lam Dong)

Trong những năm gần đây, việc trồng cây lâm nghiệp để phủ xanh đất trống đồi trọc ở Lâm Đồng được triển khai mạnh với nhiều loài cây như keo, tràm, thông… Trong đó, có một loài cây còn khá mới mẻ đối với Việt Nam, là cây PAULOWNIA, một loài cây gỗ có giá trị cao. Qua thời gian, cây PAULOWNIA đã bám rễ và phát triển tốt trên cao nguyên, mở thêm một hướng cho công nghiệp trồng rừng ở Lâm Đồng.
Bắt đầu bằng lời than phiền của một số người dân cư trú tại xã Tà Nung, Đà Lạt về việc “cây hông trồng đã lâu mà chưa có nơi nào tới tìm mua”, chúng tôi vào tìm hiểu tình hình thực tế về loài cây này. Xen lẫn trong nhiều vườn cà phê tại xã Tà Nung là một loài cây lạ, thân cao, thẳng, lá rộng bằng 2 bàn tay xoè. Hỏi thăm, người dân cho biết đó là cây PAULOWNIA, thường gọi là cây hông, cây pháo đồng, một loài cây có nguồn gốc nước ngoài. Tuy mới trồng được 5 năm nhưng có cây cao gần 8 m, đường kính thân 25-30 cm. Chị Đường Dẫu Hà, thôn 2 Tà Nung cho biết: “ Cách đây 5 năm có người mang cây giống cho bà con trồng miễn phí, cây lên nhanh lắm, chẳng sâu bệnh gì cả. Cây này trồng không cần chăm sóc, lá của cây trâu bò, dê có thể ăn được, trồng trong vườn cà phê để chắn gió”. Cũng giống như gia đình chị Hà là hàng chục gia đình khác, mỗi nhà nhận trung bình 40 cây PAULOWNIA trồng xen trong vườn cà phê, tới hôm nay đã phát triển rất lớn. Cùng đồng ý với ý kiến chung của nhiều người dân là ông Nguyễn Thái Hiệp - Phó Chủ tịch xã Tà Nung: “ Khi trồng nghe nói cây này có giá trị, gỗ để làm đồ mỹ nghệ xuất khẩu nhưng đến nay, người dân chưa thấy ai tới đặt vấn đề mua nên cũng có ý kiến với hội đồng nhân dân về hướng giải quyết”.
Chúng tôi tìm hiểu thực tế về loài cây “lạ” này và xác định được đây là một loài cây lâm nghiệp có giá trị. Gỗ hông nhẹ, bền, không cong vênh, ít bị biến dạng bởi thời tiết, cháy ở nhiệt độ 400 độC nên thích hợp làm vật liệu để làm tàu thủy, máy bay, đồ mỹ nghệ cao cấp. Lá hông có độ đạm cao nên có thể sử dụng làm thức ăn thô cho đại gia súc, đồng thời còn là một loài cây có tính lọc âm, lọc bụi rất tốt cho môi trường. Cây hông có nguồn gốc từ Trung Quốc, gồm rất nhiều chi khác nhau trong đó cây hông trồng tại Lâm Đồng là cây hông hoa trắng, chi PAULOWNIA FORTUNEI. Một điều đặc biệt là khi còn non, thân hông rỗng, cây càng phát triển thì ruột cây càng đầy lên, khi nào trong ruột đầy hoàn toàn là có thể khai thác. Gỗ hông được sử dụng chủ yếu ở thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan với giá trung bình từ 400-500 USD/m3. Ở Việt Nam, cây hông được trồng khá nhiều ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Kon Tum cũng có nhiều trang trại trồng hông với hàng ngàn cây 3-4 năm tuổi. Một loài cây có giá trị như vậy, tại sao lại mọc ở Tà Nung, ai là người mang giống tới và tương lai của nó sẽ ra sao?
Tìm từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, chúng tôi mới phát hiện ra người đã phát giống cây hông miễn phí cho nông dân Tà Nung là một người không xa lạ, đó là chị Nguyễn Thuý Đại - Trưởng ban quản lý Vườn hoa Đà Lạt, lúc đó còn là Phó phòng nông nghiệp TP Đà Lạt. Chính chị Đại là người đã tìm giống, ươm cây con và đem cây con phát miễn phí cho bà con Tà Nung trồng xen trong vườn cà phê. Chị Đại kể lại: “Tôi thấy cây hông có giá rị rất cao nên muốn xem nó có sống được ở Tà Nung không. Bởi vậy tôi chọn chi hông hoa trắng, nhân giống và phát cho bà con trồng thử, không ngờ cây phát triển khá tốt, chứng tỏ phù hợp với thổ nhưỡng Lâm Đồng. Hiện nay tôi đang lo đầu ra cho bà con mà thôi”. Bản thân gia đình chị Đại cũng có 3 sào đất chuyên trồng hông trên địa bàn Tà Nung và những cây hông của chị phát triển cũng khá tốt dù ít được chăm sóc. Không riêng nông dân Tà Nung trồng hông, một trang trại hông lớn cũng đang phát triển mạnh ở huyện Lâm Hà, đó là khu vực nông trường Phước An, xã Hoài Đức với người chủ là ông Thắng. Cây hông ở Lâm Hà phát triển tốt hơn cây hông tại Tà Nung, thân cao hơn, sinh khối lớn hơn. Ngoài 2.000 cây đã 5 năm tuổi đang chuẩn bị cho thu hoạch, ông Thắng mới xuống giống thêm 3.000 cây nữa, cũng lấy giống từ chị Nguyễn Thúy Đại.
Chị Đại cũng khẳng định rằng, đầu ra cho cây hông là có, tuy nhiên một vài công ty chị tiếp xúc mới trả giá 150 USD/m3, theo chị giá như vậy là chưa xứng đáng với giá trị của cây hông. Bởi vậy chị Đại đề nghị bà con bình tĩnh, trồng cây cho đến hết thời gian sinh trưởng, tới thời điểm khai thác chắc chắn sẽ có đầu ra. Quả thật, nếu bán với giá 150 USD/m3, người trồng hông đã có lợi bởi không tốn công chăm, cây lại có lợi chắn gió cho cà phê đồng thời có lá cho gia súc ăn. Cây hông là một loại cây lâm nghiệp đáng chú ý để phát triển trên đất Lâm Đồng.



Loài cây lâm nghiệp có năng suất sinh khối cao
(Theo sở Nông Nghiệp Thanh Hoá)

Nếu những ai mới nhìn cây hông (Paulownia) khi cây còn non tuổi và biết được tốc độ sinh trưởng của nó thường cho rằng gỗ cây hông giống như cây đa, không có giá trị kinh tế. Nhưng kỳ thực cây Hông có nhiều ưu điểm mà các cây khác không dễ gì sánh được...
Cây hông (Paulownia) là cây gỗ lớn, có tốc độ sinh trưởng nhanh. Từ lâu, nhiều quốc gia trên thế giới có điều kiện tự nhiên thích hợp với cây hông đã chọn cây hông làm cây lâm nghiệp và chú ý phát triển. Ở Việt Nam cây hông phân bổ trong rừng tự nhiên ở một số tỉnh phía Bắc giáp với biên giới Trung Quốc, Đồng bào các tỉnh này đã từng dùng gỗ cây này làm chõ hông xôi nên có tên là cây Hông.Tuy nhiên, trước đây cây hông ít được ngành lâm nghiệp và bà con chú ý đến. Những năm gần đây khi có những công trình nghiên cứu cây hông của các nhà khoa học thì cây hông mới bắt đầu được quan tâm và trồng thử nghiệm ở một số địa phương.
Theo TS Thái Xuân Du (Viện Sinh thái nhiệt đới), người có nhiều năm nghiên cứu cây hông cho rằng, cây hông là “vua” của loài cây lâm nghiệp. Theo ông Du thì, cây hông có nhiều ưu điểm: dễ trồng, thích nghi ở nhiều loại đất, lớn rất nhanh (sau 6-7 năm trồng, cây cao hơn 10m, đường kính 35-40cm), gỗ nhẹ, không bị mối mọt, ít bị biến dạng khi thời tiết thay đổi...
Còn theo tài liệu của Trung Quốc, cây Hông được mệnh danh là "nhà vô địch về mọc nhanh", kết quả được công bố: Cây 5 tuổi có đường kính bình quân 19,9 cm, cao 7-8m, thể tích cây đứng 0,117 m3/cây; cây 8 tuổi D1,3=29,5 cm, H=10,35m, 11 tuổi D1,3=38,38 cm, H=12,46 m, Đường kính có thể đạt 90-100cm trong vòng 30 năm và 200 cm trong vòng 80 năm. Cây Hông sống lâu năm, cho sinh khối lớn: Cây 31 năm tuổi D1,3=100,5 cm, H=21,7 m, 75 tuổi D1,3=134,4 cm, H=44 m, cây 80 năm tuổi ở Quý Châu- Trung Quốc, đường kính 202 cm, chiều cao 49,5m, thể tích 34m3/cây.
Gỗ Hông: Có tỷ trọng nhẹ (0,26-0,27g/cm3), độ cứng tương đương gỗ nhóm 5. Không bị mối mọt và ít bị mục (tại Hồ Bắc- Trung Quốc khai quật cỗ quan tài sau 200 năm gỗ vẫn còn tốt. Trung Quốc có những ngôi nhà làm bằng gỗ này đã tồn tại hàng trăm năm). Gỗ có tỷ lệ co rút nhỏ dưới 0,45%, ít bị biến dạng và không bị cong vênh nứt nẻ, cách điện và cách nhiệt tốt. Hàm lượng xenlulô trong gỗ trung bình 48-51%.
Chính vì những ưu điểm đó, gỗ Hông được dùng trong nhiều lĩnh vực kinh tế và đời sống như làm đồ gia dụng, ván dán, ván sợi ép, trần nhà, trang trí nội thất, thùng đựng hàng, bao bì và các vật dụng khác. Gỗ Hông còn được dùng làm nhạc cụ, đóng tàu lượn, lót vỏ máy bay, toa xe, du thuyền, ván lướt và sản xuất bột giấy cao cấp (giấy in tiền).
Ngoài gỗ, lá cây có hàm lượng đạm cao và các nguyên tố vi lượng khác, được dùng làm thức ăn cho gia súc, cành rơi lá rụng có tác dụng cải tạo và nâng cao độ phì đất. Cây Hông mọc nhanh nên chóng phát huy tác dụng phòng hộ, lá to có nhiều lông hữu ích trong việc làm sạch bụi và khói giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hoa để nuôi ong và làm thuốc chữa bệnh, vỏ cây chế thuốc nhuộm. Than đốt từ gỗ Hông dùng làm than hoạt tính, sử dụng bột pháo hoa, bột chì màu. Gỗ Hông còn có khả năng chống cháy, nhiệt độ cháy thông thường của gỗ từ 223 0C đến 257 0C, điểm cháy của gỗ Hông ở nhiệt độ 425 0C. Đặc điểm này đáng chú ý, có thể trồng cây Hông để làm đường băng xanh cản lửa phòng chống cháy rừng. Giá thương phẩm của gỗ tùy theo quy cách, phẩm chất và tuổi của cây gỗ. Theo báo Nông nghiệp số 201 ra ngày 26-10-2002, gỗ khai thác ở tuổi 6 có giá khoảng 120-150 USD/m3 gỗ tròn, theo thông tin Kinh doanh và tiếp thị ra ngày 14-10-2002, giá gỗ Hông trên thị trường rất cao khoảng 700-1.000 USD/m3 gỗ.
Một số mô hình đã trồng công cây Hông được sự quan tâm chú ý như mô hình trồng xen canh cây hông với cà phê huyện Đăk Hà tỉnh Đăk Nông với diện tích khoảng 32 ha. Qua theo dõi, cây hông sinh trưởng tốt. Tại vườn cây hông của ông Nguyễn Văn Hạp (xã Đăk Mar huyện Đăk Hà) cây hông được trồng thuần trên đất bằng, diện tích 2ha với kích thước 5mx5m/cây- mật độ 400 cây/ha. Nhiều người đến đây tham quan ai nấy đều trầm trồ khen ngợi. Bình quân cây hông trong vườn này cao 7m, đường kính thân 0,27m, tỷ lệ cây sống 97%, khối lượng gỗ khoảng 133m3/ha. Vườn cây hông của ông Phạm Thanh Sơn (thôn 12, xã Đăk Hring) trồng năm 2002. Cây hông được ông Sơn trồng xen trong vườn cà phê trên đất dốc với kích thước 6mx3m/cây-mật độ 550 cây/ha. Đến nay bình quân cây cao 6m, đường kính 0,19m, tỷ lệ cây sống 95%, khối lượng khoảng 71m3 gỗ/ha.
Hay như mô hình trồng trồng thử nghiệm tại một số điểm thuộc huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. Kết quả cho thấy cây Hông có tỷ lệ sống trên 90%, khả năng sinh trưởng rất nhanh. Rừng trồng 18 tháng tuổi trên đất hơi nghèo đến trung bình ở xã Địch Quả đạt đường kính trung bình trên 5cm, cao 4-5m. Trong đó, một số cây có đường kính trên 10cm, cao 7m. Cây trồng phân tán ở Ban quản lý vườn quốc gia Xuân Sơn (đất tốt) đường kính đạt 16-20cm, cao 7-8m. Gia đình ông Thắng trồng ở hè phố thị trấn Thanh Sơn, cây 18 tháng tuổi đạt đường kính 22cm. Bạch đàn mô, keo lai là cây trồng chủ lực và sinh trưởng nhanh nhất hiện nay nhưng chưa đạt tới 16-22cm/18 tháng tuổi như cây Hông nêu trên.
Có thể nói cây hông là cây lâm nghiệp có triển vọng (vừa có giá trị kinh tế cao vừa có chức năng phòng hộ nhanh). Có thể trồng phân tán, trồng thành rừng tập trung hoặc trồng xen theo phương thức nông lâm kết hợp. Tuy nhiên, phải chọn điều kiện lập địa phù hợp và tùy mục đích sử dụng rừng mà chọn phương thức trồng mới đem lại kết quả. Vấn đề đang quan tâm là việc tìm đầu ra cho cây hông phải được quan tâm đúng mức để người dân có thể yên tâm đưa vào sản xuất và làm giầu từ cây hông./.





Paulownia - Loài cây cứu rừng
( Theo Sài Gòn tiếp thị)

Paulownia là loài cây được mệnh danh là loài cây "chiến lược" của thế kỷ 21. Chúng được trông đợi như một loài cây giúp phục hồi nhanh chóng những cánh rừng đã bị tàn phá trên thế giới. Một loài cây dễ trồng, dễ sống, lớn nhanh, có giá trị về nhiều mặt, trong đó quan trọng nhất là cho được loại gỗ quý.
Nguồn gốc Paulownia có nguồn gốc Á châu, đã được biết đến trên 2.000 năm tại Trung Quốc. Chúng có 20 loài. Paulownia được nhập vào Nhật Bản, Triều Tiên cách đây 1.000 năm, vào châu Âu, Nam Mỹ, Úc vào thế kỷ 19. Loài cây này rất thích hợp cho việc tái trồng rừng và người ta đã trồng rất thành công tại New Zealand, Úc, Trung Quốc. Diện tích trồng cây paulownia của Trung Quốc đến nay đã lên hơn 5 triệu ha. Chương trình phục hồi rừng bằng cây paulownia của Trung Quốc được sự hỗ trợ của tổ chức Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP). Trung Quốc hiện nay đã xuất khẩu cây paulownia thành phẩm và cả cây giống.
Việt Nam cũng có một loài cây paulownia, loài paulownia fortune. Chúng phân bố tự nhiên ở các vùng có độ cao 300 - 1.000m của các tỉnh phía Bắc như Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hoà Bình… Trong dân gian, loài cây này được gọi là cây pháo đồng, cây bao đồng, cây ngô đồng hay là cây hông. Theo một tài liệu, do đồng bào một số tỉnh miền núi phía Bắc sử dụng gỗ cây này để làm chõ hong xôi nên cây có cái tên được gọi trại ra là cây hông.
Hơn cả…bạch đàn Paulownia được mệnh danh là "nhà vô địch về mọc nhanh". Paulownia là loài cây gỗ lớn, mọc nhanh, tán lá rộng, nhiều cành, lá thưa, ưa sáng. Chúng không kén đất, chỉ cần đất xốp, dễ thoát nước, đặc biệt thích hợp vùng đồi không ngập nước. Trong điều kiện bình thường, mỗi năm cây có thể tăng trưởng 3 - 4cm đường kính, về thể tích tăng 0,04 - 0,05m 3 . Nghĩa là sau 10 năm, một cây bình thường có thể có đường kính 0,5m 3 . Đó là chưa kể trong điều kiện tối ưu, cây có khả năng tăng trưởng 8 - 9cm/năm và thể tích tăng 0,15 - 0,2m 3 /năm. Năm 2003, Chi cục kiểm lâm tỉnh Phú Thọ đã trồng thử nghiệm một số cây hông tại huyện Thanh Sơn. Một số cây trồng tại vườn quốc gia Xuân Sơn, chỉ sau 18 tháng, đường kính đã đạt 16 - 22cm, cao đến 7 - 8m. So với các loài được xem là tăng trưởng nhanh nhất hiện nay như bạch đàn, keo lai, cây hông có mức độ tăng trưởng vượt xa.
Tăng trưởng nhanh, thế nhưng paulownia không "đơn điệu" về giá trị và "thiếu thân thiện" với môi trường như bạch đàn. Chúng là loài "đa giá trị". Trước hết là gỗ. Paulownia trồng ba năm đã có thể khai thác gỗ làm các loại giấy cao cấp, như giấy in tiền. Paulownia trồng 9 năm cho gỗ quý hơn gỗ pơ mu, do gỗ cứng, nhẹ, không cong vênh, nứt nẻ khi nhiệt độ thay đổi, vân mịn đẹp, lại chịu nhiệt cao. Do chỉ cháy khi nhiệt độ trên 400 độ, nên người ta có thể trồng các loài paulownia thành những "đường băng xanh" chống cháy rừng. Lá của chúng do có nhiều lông nên có tác dụng lọc bụi, khói, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cả lá và hoa đều có hàm lượng đạm cao nên có khả năng được dùng làm thức ăn gia súc, tăng độ phì nhiêu cho đất. Chính những đặc tính này mà chúng còn được trồng xen với các loại hoa màu như cây chè, đậu, ngô… Hoa chứa nhiều mật, có thể phát triển nghề nuôi ong. Chính vì những đặc điểm trên mà gỗ cây paulownia được dùng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất đồ trang trí nội thất cao cấp, đồ gia dụng, du thuyền, nội thất máy bay… Giá một mét khối gỗ paulownia trên thị trường thế giới đang vào khoảng 600 - 800 USD. Một dự án phát triển rừng
Cây paulownia có 9 loại cho năng suất cao, nhưng chỉ một loại có thể sống được ở Việt Nam (Paulownia Fortunie). Giống cây này được Liên hiệp quốc hỗ trợ nghiên cứu trồng thành công giống đặc chủng tại Úc. Hiện nay, Việt Nam có những điều kiện rất tốt để phát triển các loài cây có giá trị này. Đất đai, khí hậu phù hợp, hơn nữa, những dự án trồng rừng thường rất dễ kêu gọi được sự tài trợ của các tổ chức trên thế giới. Tiến sĩ Thái Quang Trung, điều phối viên khu vực Đông Nam Á của tổ chức Hanns Seidel Foundation, Cộng hoà liên bang Đức, đang có một dự án đưa cây paulownia thành một loại cây ưu tiên trong việc tái trồng rừng tại Việt Nam. Mục tiêu của dự án là dốc toàn lực để biến Việt Nam thành "địa bàn" của loài cây này ở Đông Nam Á, với diện tích từ 5 - 10 triệu hecta trong vòng 5 - 10 năm nữa.
Mục tiêu trước mắt là việc nghiên cứu tạo ra giống cây thích hợp với thổ nhưỡng Việt Nam, có khả năng kháng sâu bệnh cao. Một trung tâm nghiên cứu ứng dụng được xây dựng để phục vụ việc trồng đại trà loài cây này. Nghiên cứu sâu tạo những giống cây có chất lượng gỗ tốt, những cây cho ra những thảo dược tốt, thích hợp với những cây trồng xen. Dự án chỉ phát triển trên địa bàn cả nước sau khi thử nghiệm trồng thành công. Phải có tư vấn nước ngoài trong giai đoạn thí điểm để có thể nhanh chóng tạo ra giống cây tốt nhất. Xây dựng đội ngũ chuyên viên có kiến thức sâu về cây paulownia để phục vụ cho việc trồng thử nghiệm và phát triển trên địa bàn cả nước. Khoán diện tích trồng và chỉ tiêu. Cần có những quy định rõ ràng về việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc cây cho từng hộ gia đình trên địa bàn trồng cây paulownia… Với paulownia, một tương lai màu xanh cho những cánh rừng Việt Nam…
Nguyễn Thuý

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2009

Gioi thieu ve cay Paulownia va ky thuat trong,cham soc!

GIỚI THIỆU TÓM TẮT
(PAULOWNIA VÀ CÂY LÕI THỌ)

Cây Paulownia là một lọai cây lâm nghiệp, có nguồn gốc ở các nước châu Á như: Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia … và Australia, Newxealand, Nam Bắc Mỹ…
Có 9 lọai cây Paulownia, nhưng chỉ có 2 lọai là Paulownia Fortunei và Paulownia Elongatta là trội hơn cả và phù hợp với các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, với thổ nhưỡng xốp, thóang, dễ thóat nước, giữ ẩm nhưng không úng…
Hai lọai này đã được các nhà khoa học lại giống nhân tạo và trở thành cây đặc chủng, tính năng của nó tốt hơn rất nhiều so với lọai Hông tự nhiên chưa được lại tạo. Nó có tốc đột lớn rất nhanh, sinh khối lớn, chất lượng gỗ tốt, cứng, nhẹ, chịu nhiệt, giá trị kinh tế cao
Cây Gmelina (gỗ nghiến) xen canh với cây Paulownia
Cây Gmelina thuộc họ Verbenaceae có hai nhóm chính là gỗ nghiến Yemane và gỗ nghiến trắng ( Whitebeech ) ở Việt Nam thường gọi là gỗ nghiến . Cây này có nguồn gốc ở các nước Châu Á và Tây Nam Châu Úc , Newzeland . Trong số các dòng gỗ nghiến thì dòng Gmelina là tốt nhất , nó được xem như cây trồng phát triển nhanh ở Đông Nam Á cũng như Ấn Độ , Châu Phi và Brazil thích hợp với vùngh có tầng đất mỏng (1.5m đất mặt), ít sâu bệnh sinh khối nhanh tương đương cây Paulownia.
Gỗ nghiến thích hợp cho nhiều mục đích thiết thực đặc biệt cho các công trình nhẹ như trang trí nội thất , ván sàn , gỗ cho hầm mỏ , khung xe và tàu thuyền …. Trái và vỏ cây gỗ này có đặc tính chữa bệnh rất tốt , lá được sử dụng trong chăn nuôi gia súc , trong nuôi tằm tơ .
Gỗ nghiến là loại gỗ rắn chắc , nhưng trọng lượng nhẹ ( 400-500kg/m3 ở 15% độ ẩm ), có màu kem vàng nhạt , đến màu nâu và chuyển sang màu đỏ khi lâu năm . Phần lớn gỗ nghiến được tiêu thụ trong các nước Đông Nam Á cho xây dựng và đóng tàu .
Cây Gmelina phát triển rất nhanh trong 6 năm đầu ( đạt độ cao từ 12 – 14 m , đường kính thân cây từ 35-40 cm ) , sau đó giảm dần từ năm thứ 7 trở đi . Với điều kiện thuận lợi cây có thể vươn tới chiều cao 30m , và đường kính tới 70 cm . Nó phát triển mạnh ở nơi có nhiệt độ từ 21 tới 28 độ C . Lượng mưa hằng năm từ 1,800 – 2,300 mm .
Trong điều kiện thích hợp cây Gmelina có thể đạt mỗi năm khoảng 20:25 m3 gỗ / ha .
Khi cây trong bầu có độ cao 15 ÷ 30 cm thì đưa ra đồi trồng. Để đảm bảo cây sống 100% khỏe và lớn nhanh, cần thực hiện đúng quy cách và trình tự như sau:



Cây Lõi Thọ ( cây gỗ sồi ) 3 năm tuổi

Cây Lõi Thọ ( cây gỗ sồi ) 3 năm tuổi

CÔNG THỨC PHA TRỘN ĐẤT KHI VÔ BẦU:

20 % cát sông, 20 % phân trùn quế, 60% đất bazan, 1/1000NPK, 10/triệu zn, 10/triệu mg (mag), 10kg lân/1km3 đất, sau khi làm bầu xong tưới thuốc trị nấm (pha theo hướng dẩn)

PHÂN HỮU CƠ

Phân hữu cơ là loại phân chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cây Paulownia. Tuy nhiên cây không hút trực tiếp phân hữu cơ. Phân hữu cơ cần được phân huỷ. Đây là quá trình ủ hoai phân, hay còn có tên gọi là quá trình khoáng hóa, mà sản phẩm cuối cùng là phân khoáng, nguồn dinh dưỡng cho cây trồng phát triển.

Không thể đạt năng suất cao mà không dùng phân hữu cơ. Phân hữu cơ có khả năng giữ phân khoáng ở dạng hoà tan nhờ các hợp chất Phức Hữu cơ (Chelating Agents) được hình thành trong quá trình tự phân huỷ và do đó làm tăng hiệu lực cho phân khoáng. Đồng thời khi phân huỷ tiếp tục thì phân hữu cơ t
Đồng thời khi phân huỷ tiếp tục thì phân hữu cơ tạo ra một dãy các chất có hoạt tính sinh học tác dụng kích thích tăng trưởng cây trồng. Cuối cùng của quá trình phân huỷ, phân hữu cơ trở thành phân khoáng.

Thật ra không nên đặt vấn đề bón phân hữu cơ cho cây Paulownia nói riêng cũng như cây rừng nói chung với mục tiêu cải tạo đất vì hai lý do: (1) Bản thân việc trồng Paulownia là một nguồn cung cấp phân hữu cơ. Số lượng lá rụng hàng năm cao hơn nhiều lần so với năng lực bón phân hữu cơ từ các nguồn khác. (2) Việc đất bị nghèo thực chất là nghèo dinh dưỡng khoáng. Lượng mùn hữu cơ trong đất là nguồn cung cấp khoáng. Cây khô
Cây không được trực tiếp sử dụng mùn hữu cơ . Việc làm nghèo đất chính là do cây hút khoáng mang đi, hoặc do khoáng dinh dưỡng bị rửa trôi đi. Tuy nhiên khi mới trồng Paulownia rất thích phân hữu cơ, và việc bổ sung ban đầu 5-10kg phân hữu cơ cho một gốc trồng là cần thiết và hữu ích.cho sự phát triển thân lá lúc ban đầu.

Với mật độ 500 cây/ha trong những năm đầu tiên khi cây Paulownia chứa phủ kín diện tích, phần đất còn dư nên xen canh với những cây ngắn ngày khác. Một mặt, đây là giải pháp kinh tế để có thu lợi ngay trong năm đầu, mặt khác thân xác thực vật dư thừa sau thu hoạch là một nguồn phân hữu cơ rất tốt cho Paulownia.

Điều cần hiểu là phân hữu cơ không thể thay thế hoàn toàn cho phân khoáng, theo nghĩa là, không thể chỉ dùng phân hữu cơ
Thai nguyen: duy nhất cho cây trồng, bởi vì giá trị dinh dưỡng của phân hữu cơ thấp, không ổn định và tuỳ thuộc vào nguyên liệu xuất xứ. Ngoài ra do ít giá trị nên khó vận tải đi xa.

Tốt nhất cho Paulownia là kết hợp bón phân cân đối toàn diện cả phân khoáng lẫn phân hữu cơ sẽ cho hiệu quả cao nhất.

PHÂN BÓN VÀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Paulownia là mẫu mực cho thâm canh cây rừng. Paulownia là một cây chịu phân, tức là ưa được bón phân và hiệu quả chuyển hoá phân bón thành sinh khối rất cao. Trong năm đầu tiên phân hữu cơ đóng một vai trò quan trọng. Trong những năm tiếp theo thì phân khoáng ngày càng trở nên quan trọng. Tốt nhất là bón phân mỗi tháng một lần trong mùa mưa. Tuy nhiên cũng có thể bón 2 lần vào đầu và vào gần cuối mùa mưa. Đối với cây trồng quảng canh có thể cho 100gr phân vào bịch nilon có đục 2 lỗ khoảng 5mm cho phân tan chậm bón cùng lúc trồng cây.

Paulownia có lá ngọt và rất được bọ rầy ưa chuộng. Nếu không phun thuốc trị rầy thì điều chắc chắn là sẽ không có hiệu quả đầu tư.

C ÁCH TRỒNG RA RUỘNG

I. Đào hố và bón phân:
Trước tiên mặt đất phải được làm cỏ hoặc phát thực bì sạch sẽ, đánh dấu các hố sẽ đào cho thẳng hàng và đúng khỏang càch như trong dự án, sau đó mới tiến hành đào hố:
1. Đào hố: Tùy theo chất lượng của đất má kích thước đào có sai khác nhau chút ít. a. Đất – bình thường: 60 x 60 x 60 cm (hố vuông mỗi cạnh 60 cm và sâu 60 cm) cũng có thể đào hố tròn có đường kính 65 cm, sâu 60 cm.b. Đất xấu và rắn: 70 x 70 x 70 cm (hố vuông mỗi cạnh 70 cm và sâu 70 cm) hoặc hố tròn có đường kính 75 cm, sâu 70 cm
2. Trộn phân (bón lót): Đào xong, để đất hả vài ba ngày thì trộn phân, mỗ hố cần có 4 ÷ 5 Kg phân vi sinh tốt (Vi sinh Sông Gianh chẳng hạn) họăc 6 ÷ 7 Kg phân chuồng đã ủ mục (phân gà, phân lợn, phân bắc…) + 0.3 ÷ 0.5 Kh phân NPK, hai thứ trộn đều với nhau xong đem trộn với đất đào ở hố lên hoặc đất tầng mặt càng tốt, trộn đều xong lại đổ xuống hổ cho đầy bằng mặt đất (số đất còn lại thu gom trên miệng hố) và để ủ nguyên trong vài ngày là có thể đem cây về trồng.

II.Trồng cây:
Trồng cây tốt nhất là vào sau hôm có trận mưa rào, sẽ giảm được lượng nước tưới và tăng cường sức khỏe cho cây lớn nhanh (Tất nhiên lúc đó đất trong hố ẩm, chứ không được nhão nhóet họăc ứ nước). · Cách trồng: - Đem bầu cây đã đủ tiêu chuẩn (cao từ 15 ÷ 30 cm) ra hố trồng, dùng dao lam rạch dọc túi bầu ở hai bên đối diện theo đường kính, rạch xuống tận đáy túi. - Bới giữa hố đất, sâu xuống bằng chiều cao của bầu cây, sao cho khi đặt bầu cây xuống thì mặt bầu vừa bằng mặt đất của hố. - Đặt bầu cây xuống hố mới bới, nhẹ nhàng kéo ngả 2 phần vỏ bầu đã bị rạch xuống và để nguyên vậy (không rút vỏ bầu ra vì rút không khéo sẽ bị vỡ bầu đất, cây sẽ chết). Vỏ bầu sẽ tự tiêu tan sau một thời gian ngắn.- Sau đó dùng đất trên miệng hố lấp vào gốc cây sao cho đất ở gốc cây cao hơn mặt đất 5 ÷ 6 cm và thoai thỏai ra phía ngòai.- Dùng 1 thanh tre cắm đỡ cây, thanh tre này có bản rộng từ 1 ÷ 2 cm đủ cứng vững để đỡ cây là được, chiều dài của nó cao hơn chiều cao của cây 30 cm để khi cắm xuống đất 20 cm, nó còn cao hơn cây 10 cm. Khi cắm que, cần chú ý cắm ra phía ngòai của bầu đất (để không làm vỡ bầu hoặc đâm vào rễ của cây). Xong dùng dây mềm buộc lỏng giữa cây và thanh tre để giới hạn độ lắc cây khi bị gió thổi. Tiếp theo dùng 4 thanh tre có bản rộng khỏang 3cm (để đảm bảo đủ độ cứng) và chiều dài bằng chiều dài của thanh tre đỡ cây, cắm 4 góc xung quanh và chụp ống nilông trắng vào 4 thanh tre, chụp sát xuống đất để ngăn không cho chuột chui vào cắn cây và chắn gió. Chiều cao của chụp bằng chiều cao của 4 thanh tre đã cắm. Ong ni lông ở đây được cắt từ cuộn nilông trắng có khổ rộng 80 cm (tức chiều cao của cuộn nilông), khổ kép nên khi vắt ra nó thành ống có chu vi 160cm (tức 1.6m), chụp vào mỗi cạnh rộng 40cm, đủ điều kiện để bảo vệ cho cây phát triển tốt.- Chụp nilông xong, dùng gáo nước tưới nhẹ nhàng và gốc cây, với lượng nước đủ để nó thấm được xuống đất đều bầu cây là được (đừng ướt quá, nhưng cũng không ít quá)
· Chú ý: Phải dùng nước sạch, nếu đất khô phải tưới nhiều cho tới khi tất cả đất trong hố đều ẩm.
- Khi trồng, mỗi nhóm cần 2 người giúp nhau, kết hợp thao tác mới bảo đảm.- Trồng cây nào, tưới ngay cây đó, xong mới sang cây trồng khác, không được tưới “một thể”.
III.
Chăm sóc cây sau khi trồng:
Tưới: Trong 10 ngày đầu, nếu không mưa, mỗi buổi sáng phải tưới cây một lần, lượng nước tưới cho mỗi hố phải đủ làm ẩm tòan bộ số đất quanh gốc cây.Chăm bón: Hàng năm bón thúc 2 lần: Đầu mùa mưa (tháng 6 ÷ 7) và đầu mùa khô (tháng 11 ÷ 12) dương lịch.Cách bón: Đào rãnh tròn xung quanh gốc tương đương với vành tán của cây, rãnh sâu 30cm, rộng 30 cm trộn phân với đất (mỗi gốc 3kg phân vi sinh + 0.05 kg đạm Urê, trộn thật đều) và rải đều vào rãnh, xong dùng đất lấp đầy rãnh (đất không trộn phân) và tưới nước đẫm vào rãnhSâu bệnh có thể xảy ra: 1. Bị chuột cắn lúc cây mới trồng, khắc phục phải chèn chặt chụp nilông.2. Bọ dày bám chặt dưới mặt của la, sâu voi ăn lá, bọ xít châm lá, sâu róm cắn. Các lọai này, có thuố chuyên trị bán ở các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật, có hướng dẫn sử dụng.3. Ngòai ra có thể có con bọ cánh cứng (giống con cánh cam nhưng chỉ bé bằng đầu đũa) từ ruộng ngô sau thu họach, chúng bay lên hút nhựa lá, phải trị bằng thuốc ch etfa hoặc bắt sống một số con buộc chỉ treo lên cây, chúng thấy sẽ sợ mà bỏ đi hết sau vài ngày.
IV.
Những chú ý quan trọng:
- Bộ rễ là quan trọng nhất, do đó:
1. Trong mọi trường hợp (vận chuyển, hoặc khi đem trồng …) không được để vỡ bầu đất, nếu vỡ chắc chắn cây chết.2. Nếu rễ đâm ra ngòai vỏ bầu, phải giữ cẩn thận không làm dập rễ hoặc đứt rễ, nếu đứt hoặc dập rễ, cây sẽ không phát triển được.3. Không được trồng cây ở chỗ chũng, úng nước, thấp …
- Trong 3 ÷ 4 tháng đầu khi mới trồng, mỗi tháng cây phải cao thêm 1m mới là đúng kĩ thuật.- Rất mong các bạn trồng đúng kỹ thuật trên.

PHƯƠNG ÁN TRỒNG:

Tùy theo mục đích, điều kiện, có thể trồng theo những phương án khác nhau.
1. Mục đích trồng làm nguyên liệu giấy.
1 Ha trồng 1600 cây, cây cách cây 2.5m, hàng cách hàng 2.5m, sau 3 năm thu họach đợt 1 (chặt tòan bộ rồi chăm sóc cho chồi mọc lên, mỗi gốc chỉ để 1 chồi). Ba năm sau thu họach đợt hai (chặt tòan bộ rồi chăm bón cho chồi mọc lên và phát triển). Cứ như vậy 3 năm khai thác 1 lần, cho tới khi chặt đủ 4 lần = 12 năm mới phải đào gốc trồng lại.
2. Mục đích trồng lấy gỗ cứng và trồng xen canh.
Trên các đồi đã và đang trồng chè, dứa hoặc ngô, đậu … ta trồng xen cây Paulownia, cứ 5m một cây, 1 Ha có thể trồng xen được 400 cây. Sau 9 năm mới khai thác 400 cây này và thu được hàng nghìn mét vuông gỗ quý (mỗi cây khỏang 2.4 m3 gỗ). Sau khi khai thác, chồi mọc lên, ta tỉa đi chỉ để lại mỗi gốc 1 chỗi, 9 năm sau lại được khai thác lần thứ hai, cứ như vậy khai thác được 4 lần = 36 năm mới phải đào gốc trồng lại. Mặt khác nhờ cây Paulownia có tán cao, che bớt ánh nắng trực tiếp và lá rụng của nó có chứa nhiều Protéin giúp cho chè, dứa, ngô, đậu … đều có năng suất cao hơn khi không có cây Paulownia trồng xen.
3. Mục đích đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế.
Trồng cây cách cây 2.5m, hàng cách hàng 2.5m, do đó 1 Ha trồng 1600 cây (phương án A-3-d), sau 3 năm chặt tỉa thưa 1200 cây, để lại 400 cậy (cây cách cây 5m, hàng cách hàng 5m). Bón phân, chăm sóc cho cây nảy chồi, mỗi gốc chỉ để lại 1 chồi, sau ba năm khai thác lần hai, tiếp tục như vậy ba năm sau khai thác lần thứ 3. đến lần này 400 cây để lại đã có 9 năm tuổi, có thể khai thác cùng luôn tất cả, do đó nguồn thu rất lớn. Tiền thu được sau 9 năm trồng cao gấp 80.6 lần vốn ban đầu bỏ ra. (Xem phần hiệu quả dự án).
Tuy nhiên chú ý: Muốn đạt được kết quả này, phải có các điều kiện sau:
a. Cây giống chuẩn: Cây giống phải được ươm tạo từ hạt giống đặc chủng.
b. Ươm tạo bằng phương pháp đặc biệt: Ươm hạt trên các thiết bị chuyên dùng, để thuần hóa hạt từ từ và đưa tố chất cần thiết giúp hạt khỏe, kháng bệnh tốt và trương đều. Như vậy thì mới nẩy, cây đã mập khỏe, lớn nhanh, chất lượng tốt.
c. Trồng thâm canh theo đúng công nghệ trồng của công ty Hưng Thành hướng dẫn. (Khi mua sẽ được hướng dẫn đầy đủ).